logo
Bà Rịa - Vũng Tàu: Khẳng định tiềm năng - Nâng tầm hội nhập.
Giảm thiểu tiêu thụ tê giác tại Việt Nam
nullHiện nay, một bộ phận người Việt Nam vẫn còn quan niệm sai lầm, rằng: sừng tê giác là một loại biệt dược chữa được nhiều bệnh. Không những thế, sừng tê giác còn được sử dụng để thể hiện đẳng cấp hay làm quà biếu xa xỉ. Vì thế mà nạn buôn bán trái phép sừng tê giác vẫn diễn ra.Ông Vương Tiến Mạnh – Phó giám đốc CITES MA cho biết, “Với sự nỗ lực của các cơ quan như Hải quan, cảnh sát môi trường, kể cả những ngày đầu năm 2018, những vụ buôn bán tê giác và ngoi đã được các cơ quan thực thi pháp luật điều tra và bắt giữ. Mặt khác, việc giảm nhu cầu tiêu dùng mẫu vật tê giác và ngà voi cũng đạt nhiều tiến bộ. Các đối tượng đã tiếp cận và cũng đã hướng đến những nhóm có tiềm năng trong việc sử dụng động vật hoang dã trái pháp luật.”Theo các đại biểu quốc tế tham gia hội nghị “Các tổ chức đối tác và khu vực tư nhân tham gia giảm tiêu thụ sừng tê giác tại Việt Nam: Việt Nam là một nước đóng vai lớn trong việc chung chuyển sừng tê giác. Dù chưa có con số chính xác về số lượng sừng tê giác được tiêu thụ tại Việt Nam, song có rất nhiều dẫn chứng về việc người Việt Nam buôn bán và vận chuyển sừng tê giác. Ông Jame Compton - Đại diện TRAFFIC Đông Nam Á cho biết,“Các quốc gia châu Á, trong đó có VN, nhu cầu sử dụng sừng tê giác cao. Một trong những biện pháp để ngăn chặn cũng như giảm thiểu nhu cầu mua bán đó trái phép là chúng ta  phải vận động sự tham gia của cộng đồng. Việc hoàn thiện thể chế pháp luật là vô cùng quan trọng trong việc ngăn chặn thực trạng này.”Các đại biểu nhấn mạnh, sự suy giảm của các quần thể tê giác trên toàn cầu là một vấn đề rất nghiêm trọng, ảnh hưởng tới các hệ sinh thái tự nhiên, tước đoạt sinh kế của cộng đồng dân cư địa phương và làm đầy túi tiền cho bọn tội phạm. Vì thế cần phải chung tay ngăn chặn triệt để tình trạng này./.  
04-03-2018 02:21:00Sao chép link24
BÌNH LUẬN
Thời sự tối